Thủ tục gửi hàng hóa ga Sài Gòn

Hiện nay, nhu cầu gửi hàng tàu hỏa Hà Nội Sài Gòn hay Hà Nội đi TPHCM là tương đối lớn. Một phần là do Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của các tỉnh thành phía Bắc, còn Sài Gòn là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của các tỉnh thành phía Nam. Mặt khác, Hà Nội và Sài Gòn có nhiều khu công nghiệp lớn do đó nhu cầu vận chuyển cao là điều tất yếu.

Gửi xe máy bằng tàu hỏa Hà Nội-Hải Phòng

Gửi hàng tàu hỏa Hà Nội Sài Gòn hay Sài Gòn Hà Nội hiện nay có nhiều phương thức như: Đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Vận tải Bắc Nam chuyên cung cấp dịch vụ gửi hàng tàu hỏa Hà Nội Sài Gòn hay Sài Gòn Hà Nội bằng đường sắt uy tín hàng đầu cả nước. 

Giá gửi hàng tàu hỏa Hà Nội Sài Gòn hiện nay

Giá cước gửi hàng tàu hỏa Hà Nội Sài Gòn hay từ Sài Gòn ra Hà Nội được tính theo thể tích (m2) hoặc khối lượng (kg, tạ, tấn). Thông thường, giá cước vận chuyển tàu hỏa Hà Nội Sài Gòn có giá từ 900đ/kg.

Thủ tục gửi hàng hóa ga Sài Gòn

Ga Sài Gòn chuyên về vận tải hành khách, còn vận chuyển hàng hóa thì Ga Sài Gòn là nơi nhận những hàng hóa nhỏ lẻ, đi kèm theo người. Tuy nhiên, tất cả các loại hàng hóa nhận được từ Ga Sài Gòn cuối cùng cũng đều tập kết về Ga Sóng Thần.

Do đó, nếu bạn muốn vận chuyển hàng hóa từ Sài Gòn đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thì bạn nên gửi ở Ga Sóng Thần. Trừ trường hợp bạn vận chuyển một số hàng nhỏ, lẻ và lại ở gần Ga Sài Gòn thì bạn mới đến Ga Sài Gòn để gửi hàng.

Thủ tục gửi hàng hóa ga Sài Gòn bằng tàu hỏa cần đảm bảo yêu cầu về định mức thời gian để hàng hóa được vận chuyển theo đúng quy định, đặc biệt khi mua vé tàu Tết, rất nhiều hành khách muốn gửi hàng hóa về quê để buôn bán hoặc làm quà.

Không như những loại hình vận tải khác, khi chọn vận tải bằng đường tàu hỏa khách hàng cần lưu ý thủ tục thực hiện bao gồm những bước như sau:

  • Bước 1: Chủ hàng hóa đem hàng đến phòng kí gửi hàng hóa ga Sài Gòn tại địa chỉ: Số 01 Đường Nguyễn Thông, Phường 10, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Bước 2: Nhân viên phòng hóa vận sẽ tiến hành kiểm tra trạng thái bao, kiện, xăng còn trong xe…
  • Bước 3: Cân đo hàng để xác định trong lượng và tính giá
  • Bước 4: Khách hàng thanh toán tiền công, tiền bốc xếp, cước vận chuyển
  • Bước 5: Nếu hàng được gửi cùng hành khách trên chuyến tàu thì chủ hàng nhận vé gửi hành lý, bao gửi. Nếu hàng được gửi riêng thì chủ hàng nhận biên lai

Thủ tục nhận hàng khi gửi hàng hóa ga Sài Gòn 

Hành khách gửi hàng hóa ở ga Sài Gòn khi đến ga trả hàng, cần phải xuất trình, CMND, bản A hoặc bản D, nếu nhận hàng thay phải có giấy ủy quyền hoặc có giấy giới thiệu xác nhận của địa phương hoặc cơ quan.

  • Ký tên vào sổ nhận hàng
  • Trả tiền công bốc xếp
  • Nếu hàng đi cùng khách trên chuyến tàu thì xuất trình vé gửi hành lý

Những loại hàng hóa mà tàu hỏa không nhận chuyên chở

  • Chất nổ, chất dễ cháy, chất phóng xạ….
  • Tử thi, hài cốt, vật chất hôi thối làm dơ bẩn và hư hỏng hàng hóa khác
  • Động vật sống, động vật hoang dã, hàng dễ vỡ
  • Hàng quý giá như vàng, bạc, ngọc ngà…

Bảng giá cước gửi hàng hóa ga Sài Gòn

Cước phổ thông nguyên toa (PTNT):

Đơn vị: đồng/1tấn

Bậc cước< 30 Km31 – 150 Km (đ/1Tkm)151 – 500 (đ/1Tkm)501 – 900(đ/1Tkm)901 – 1300 Km (đ/1Tkm)1301 Km trở đi 791 Km1315 Km1711 Km1726 Km
118.960328177133129128158.973226.990277.678279.598
220.880361196146143139175.286250.485305.529307.614
322.920392213161157154191.361274.020335.004337.314
425.320432235178172170211.208301.960369.280371.830
527.840463252192186183227.472325.545398.013400.758
631.680531289218212209259.988371.685454.449457.584

Ghi chú: Giá này chưa bao gồm thuế VAT (5%)

Trọng lượng tính cước

Hành khách nên cân và theo dõi trọng lượng của hàng khi làm thủ tục gửi hàng hóa ga Sài Gòn:

  • Hàng lẻ tính cước theo trọng lượng thực tế, trọng lượng tính cước tối thiểu là 20kg, trên 20kg thì phần lẻ dưới 5kg quy tròn là 5kg, từ 5kg đến dưới 10kg quy tròn là 10kg
  • Hàng nguyên toa: Tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe. Trọng lượng quy tròn hàng nguyên toa dưới 500kg không tính, từ 500kg đến dưới 1000kg quy tròn thành 1 tấn.

Giá cước vận chuyển đặc biệt

  • Hàng lẻ: Tính bằng 1,3 lần cước PTNT
  • Hàng nguyên toa kéo theo tàu khách tính bằng 1,2 lần cước PTNT, kéo theo tàu hỗn hợp tính bằng 1 lần cước PTNT.
  • Cước vận chuyển bằng tàu riêng theo yêu cầu đột xuất: Tính bằng 1,15 lần cước PTNT
  • Cước vận chuyển hàng hóa bằng xe của chủ hàng: Tính bằng 0,85 lần cước PTNT

 

Việc đóng gói hành lý ký gửi, bao gửi bằng tàu hỏa là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 26 Thông tư 78/2014/TT-BGTVT. Cụ thể như sau:

1. Hành lý ký gửi, bao gửi phải do người gửi đóng gói chắc chắn theo quy định của doanh nghiệp để bảo đảm không bị hư hỏng, hao hụt, mất mát trong quá trình vận chuyển.

2. Bên ngoài bao gói của hành lý ký gửi, bao gửi phải có các thông tin sau:

  • Đối với bao gửi: họ tên, địa chỉ của người gửi, người nhận và số điện thoại, số fax (nếu có)
  • Đối với hành lý ký gửi: họ tên, địa chỉ của hành khách và số điện thoại, số fax (nếu có)
  • Ký hiệu, biểu trưng đặc tính của hàng hóa.
  • Số hiệu vé hành lý ký gửi, bao gửi.

 

Từng kiện hàng hóa được đóng gọn gàng vào thùng gỗ theo đúng quy định trước khi vận chuyển bằng tàu hỏa.

3. Trước khi nhận vận chuyển, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra hàng, bao gói và yêu cầu sửa chữa, bổ sung cho đúng quy định, Trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của hàng hóa chứa bên trong, doanh nghiệp được quyền yêu cầu hành khách, người gửi bao gửi mở bao gói để kiểm tra.

4. Những loại hàng không bắt buộc phải đóng gói gồm:

  • Những loại hàng không có, không cần bao bọc mà không bị hư hỏng, hao hụt hoặc làm ảnh hưởng đến các loại hàng khác khi được xếp trong cùng toa xe
  • Xe máy, xe đạp điện, xe đạp, xe đẩy trẻ em, xe chuyên dùng cho người khuyết tật.

Những điều cần biết khi đóng gói vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Hàng hóa nguy hiểm là những loại hàng có chứa các chất nguy hiểm nên trong quá trình luân chuyển, khả năng cao là có thể gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, mức độ an toàn và an ninh quốc gia.

Theo tính chất hóa, lý, hàng hóa vận chuyển đường sắt có tính chất nguy hiểm được chia thành 9 loại cơ bản:

  • Loại 1: Khí ga dễ cháy; khí ga không dễ cháy; khí ga độc hại; không độc hại
  • Loại 2: Các chất dễ gây cháy nổ; các chất và vật liệu nổ công nghiệp
  • Loại 3: Các chất đặc dễ cháy; chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy; các chất dễ tự bốc cháy; các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy
  • Loại 4: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy
  • Loại 5: Các chất độc hại; chất lây nhiễm
  • Loại 6: Các chất oxy hóa; hợp chất ô xít hữu cơ
  • Loại 7: Các chất có tính chất ăn mòn nhanh
  • Loại 8: Các chất phóng xạ nguy hiểm
  • Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.

Về hình thức đóng gói

Việc đóng gói hàng nguy hiểm, bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về bao gói hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Bộ Công Thương thừa nhận. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải có nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm.

Những quy định đóng gói hàng hóa khi vận chuyển bằng đường sắt

 

Với những loại hàng là hóa chất nguy hiểm sẽ được đóng gói cẩn thận vào thùng carton.

Dịch vụ đóng gói hàng hóa dễ vỡ chuyên nghiệp của Đường sắt Việt Nam

Đối với việc vận chuyển hàng dễ vỡ, Đường sắt Việt Nam luôn coi trọng việc đóng hàng theo đúng quy cách cho từng mặt hàng khác nhau, vì điều này sẽ giúp cho quá trình vận chuyển và giao nhận được diễn ra một cách nhanh chóng, suôn sẻ. Một điều chắc chắn là bất cứ khách hàng nào cũng không hề muốn hàng của mình bị vỡ nát trong quá trình di chuyển nên nếu điều này chẳng may xảy ra thì thật sự là tai họa trong vận tải. Bởi thế cho nên, việc đóng gói hàng, đặc biệt là hàng dễ vỡ luôn được Công ty chúng tôi quan tâm hàng đầu.

Và khách hàng có thể hoàn toàn an tâm vì khi nhân viên gói hàng, sẽ gói trên 1 bề mặt nhẵn, phẳng để đảm bảo dán được bill gửi. Ngoài ra, chúng tôi không sử dụng giấy, vải để đóng gói vì đơn giản là những loại vật dụng như thế sẽ không có tính năng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho hàng hóa. Nên giải pháp tốt nhất được thay thế là bảo quản những chiếc bình, lọ chất lỏng này trong thùng gỗ có khoảng trống ở giữa để chèn vật liệu hút chất lỏng như mùn cưa, giấy thấm siêu tốc để những dụng cụ này có thể hút hết chất lỏng, nếu chẳng may bình, lọ bên trong bị vỡ lúc di chuyển.

Những quy định đóng gói hàng hóa khi vận chuyển bằng đường sắt

 

Quy cách đóng gói hàng dễ vỡ chuyên nghiệp an toàn của Đường sắt Việt Nam

Giấy gói Bubble cũng được tận dụng làm vật liệu gói, nó chủ yếu làm từ các bóng khí cao 1,27cm, giữa hai tấm nilon khi chúng được gắn vào nhau. Với những món hàng hóa như chai lọ, thủy tinh cần phải được bố trí ở các vị trí ít bị va chạm và đồng thời hạn chế tối đa mọi va chạm mạnh không đáng có. Giấy gói Bubble ô lớn có khả năng đệm, có thể được gói ngoài hầu hết các sản phẩm, không kể bất cứ hình dạng hay kích thước nào. Sau khi gói xong từng món hàng, nhân viên chuyên trách của chúng tôi sẽ cần chèn thêm những vật dụng bảo vệ như báo, giấy vào từng món hàng để hạn chế tối đa khả năng va đập.

Ngoài ra, mỗi thùng hàng còn có thêm miếng xốp lớn lót nhằm gia tăng tính năng bảo vệ hàng hóa. Với những ưu điểm trên, tin tưởng rằng, dịch vụ vận chuyển hàng dễ vỡ chuyên nghiệp của Đường sắt Việt Nam sẽ mang đến cho bạn sự an toàn về các loại hàng hóa và sự hài lòng tuyệt đối trong suốt quá trình giao dịch.

 
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn