Theo nghị định 171/2013/NĐ-CP từ ngày 1/7/2016 Tất cả xe đạp điện, ô tô điện đều phải có biển số và giấy tờ đăng ký xe đầy đủ. Nếu không có sẽ bị phạt từ 300.000đ đến 400.000đ và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Theo đề xuất của Bộ giao thông vận tải và Cục đăng kiểm Việt Nam từ ngày 7/12/2015 đến hết ngày 30/6/2016 toàn bộ xe máy điện và ô tô điện khi đăng ký sẽ được miễn lệ phí trước bạ, hóa đơn, chứng từ mua bán xe, các chứng chỉ chất lượng của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Khi đi đăng ký chủ xe cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy khai đăng ký xe mô tô điện, xe máy điện (có mẫu sẵn ở các điểm đăng ký xe của công an Quận Huyện)
- Bản photo coppy sổ hộ khẩu (nếu chủ xe là cá nhân) và kèm theo bản chính để đối chiếu; Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức (nếu chủ xe là cơ quan tổ chức)
- Chứng minh thư nhân dân bản gốc hoặc thẻ Căn cước công dân của người đến đăng ký xe.
- Trường hợp xe có đủ số khung số máy và hồ sơ đăng ký đầy đủ, phù hợp thì sẽ được cấp ngay biển số và viết giấy hẹn trong hai ngày làm việc.
- Trường hợp xe chỉ có một trong hai số máy hoặc số khung, Không có số máy số khung, có nhưng bị mờ, bị gỉ thì cơ quan đăng ký cấp biển số và tổ chức đóng số máy, số khung theo biển số,viết giấy hẹn cho chủ xe. Không thu lệ phí đóng số máy, số khung.
Địa điểm đăng ký xe
Phòng cảnh sát giao thông các tỉnh, Công an Huyện, Quận, Thị xã, TP trực thuộc Tỉnh. Trong vòng tối đa 2 ngày, chủ phương tiện sẽ được cấp biển số khi có đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mô tô, xe gắn máy (QCVN 14: 2011/BGTVT) được Bộ Giao thông Vận tải ban hành, xe máy điện là loại xe có động cơ điện công suất không lớn hơn 4kW, vận tốc thiết kế không lớn hơn 50km/h.
Do đó, chỉ những xe máy điện, ô tô điện phải đăng ký biển kiểm soát, còn những xe đạp điện thì được miễn thủ tục này.