Nghề lái xe có đặc thù là thường luôn hoạt động gần như hết công suất vào ban đêm. Vì đây là thời gian thuận lợi cho việc đi lại bởi lúc đó ít người qua đường, xe cộ qua lại cũng hạn chế … và đặc biệt hơn là ít bị công an dòm ngó, soi xét. Nhưng chính vì làm việc ngược với thời gian sinh học của con người nên các tài xế thường có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ trong khi lái xe. Đó là vấn đề rất nguy hiểm bởi hàng loạt các vụ tai nạn xảy ra nguyên nhân vì lý do tài xế “ngủ quên”.
- 4 nguyên tắc cơ bản giúp xế tài có một tư thế ngồi thoải mái nhất
- 7 mẹo nhỏ giúp xế hộp luôn an toàn trước mỗi hành trình dài
Có thể là chỉ chợp mắt 1 – 2 giây rồi lại choàng tỉnh và lái tiếp, thi thoảng là chợp mắt ít giây nhưng ít giây đó có thể mất lái, gặp xe ngược chiều hoặc vật cản bất ngờ trên đường… gây ra tai nạn đáng tiếc. Do đó việc chăm sóc sức khỏe trước khi lái xe là hết sức cần thiết và quan trọng, đảm bảo an toàn cho chính người lái xe cũng như những người khác. Vì vậy nếu trong khi lái xe mà gặp một số triệu chứng trong 7 triệu chứng dưới đây thì bạn nên dừng xe lại để lấy tinh thần rồi đi tiếp:
- Khó tập trung, luôn phải cố gắng chớp mắt, cay mắt và cảm giác mi mắt nặng trĩu.
- Ngáp liên tục, hay phải dụi mắt, hay chảy nước mắt.
- Cảm giác mệt mỏi, chân tay khó điều khiển, tê cứng.
- Cảm giác mơ màng, mông lung, cảnh vật trước mắt mờ ảo.
- Khó giữ thẳng đầu, luôn có cảm giác nặng đầu, thi thoảng bị chúi về phía vô lăng.
- Không thể nhớ được những gì trên đường đã đi qua trong khoảng vài km hoặc quên nhìn biển báo, thậm chí quên lối rẽ, quên lối thoát khỏi cao tốc.
- Đi chệch làn, khoảng cách so với đuôi xe khác quá gần, chạy quá sát vào hàng rào phân cách.
Do vậy, bạn cần lưu ý một số phương pháp giảm thiểu và chống cơn buồn ngủ khi lái xe ô tô hữu ích sau để đảm bảo sự an toàn cho mình, người than và những người xung quanh:
- Ăn đủ chất: Hãy luôn đảm bảo rằng bữa ăn của bạn có đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cho các tài xế có năng lượng duy trì lâu dài trong suốt cuộc hành trình. Không nên ăn thức ăn nhanh vì những loại thức ăn này thường chứa nhiều chất béo, đường, muối, dễ làm cho lái xe cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt là trước khi lái xe nên hạn chế sử dụng rượu bia vì đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các cơn buồn ngủ trong khi lái xe.
- Thuốc: Khi có ý định lái xe nên tránh sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ như thuốc cảm cúm, thuốc ho, thuốc dị ứng,…
- Hãy chợp mắt một chút: Trước khi bạn bắt đầu một chặng đường dài, thì hãy nên chợp mắt một chút, điều đó có thể mang lại cho bạn một năng lượng dồi dào để có thể vững lái trên chặng đường. Thiếu ngủ trước mỗi chuyến đi cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn. Không nên làm việc cả ngày sau đó lại lái xe suốt đêm và nên lái xe những lúc tỉnh táo, tránh lái xe vào những thời điểm dễ gây buồn ngủ như giữa trưa và giữa đêm đến sang. Nếu trên đường đi, bạn cảm thấy quá mệt mỏi thì đừng ngần ngại dừng lại và nên có một giấc ngủ ngắn từ 15 đến 20 phút cho tinh thần tỉnh táo rồi hãy bắt đầu đi tiếp
- Dừng xe và uống cà phê hoặc nước tăng lực: Uống cà phê liên tục thì lại là không tốt, nhưng trong trường hợp buồn ngủ mà không thể đỗ lâu được thì nên dừng xe lại và uống 1 chút cho tỉnh táo. Sau đó cần nghỉ ngơi một chút cho đến khi cà phê làm bạn tỉnh táo hoàn toàn.
- Ngồi thẳng và chuyển động hướng mắt nhiều hơn: Trong khi lái xe, hãy ngồi thẳng và luôn hướng mắt chuyển động. Cố gắng đừng chúi về phía trước vì như vậy sẽ làm giảm lượng oxy đưa vào phổi hoặc nhìn chằm chằm vào một khoảng không cố định sẽ làm giảm hoạt động của não bộ và khiến mắt mệt mỏi.
- Nhai kẹo cao su: Đây cũng là 1 giải pháp tốt ,nên chọn kẹo cao su bạc hà bởi vị cay mát sẽ kích thích thần kinh, tạo cảm giác sảng khoái cho hệ thống thần kinh.
- Để chế độ gió trong xe hợp lý tránh tình trạng thiếu oxy trong xe, nếu có người đi xe cùng thì mọi người nên thức và nói chuyện cùng nhau để tránh buồn ngủ. Nếu đi một mình có thể vặn to đài và điều chỉnh các kênh khác nhau để chống lại cơn buồn ngủ.
Chúc các tài xế luôn tỉnh táo để lái xe an toàn.