Theo quy định tại nghị định số 46/2016/NĐ –CP mức phạt đối với các trường hợp chở hàng hóa vượt quá tải trọng quy định đã được sửa đổi. Theo đó mức phạt nặng nhất là từ 8 – 12 triệu đồng đối với lái xe và từ 36 – 40 triệu đồng với tổ chức nếu chở quá tải >150%.
- Những giấy tờ cần mang theo khi vận chuyển hàng hóa
- Điều kiện về kích thước thông xe tối thiểu của bên kiểm định
- Cảnh sát giao thông được phép dừng xe khi nào
Hiện tượng xe chở quá khổ, quá tải diễn ra khá phổ biến hiện nay mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý rất nhiều trường hợp thế nhưng vẫn còn rất nhiều trường hợp vẫn ngang nhiên chở quá tải trên đường. Để xử lí triệt để tình trạng trên Bộ GTVT đã đưa ra mức xử phạt vi phạm vận tải đường bộ như sau:
- Vi phạm chở quá tải 10 – 30%: Đối với lái xe phạt 800.000 – 1.000.000 đồng ,đối với cá nhân là từ 2 – 4 triệu đồng và đối với tổ chứ là 4 – 8 triệu đồng
- Vi phạm chở quá tải 30 – 50%: Phạt từ 3 – 5 triệu đồng đối với lái xe, từ 6 – 8 triệu đồng đối với cá nhân và từ 12 – 16 triệu đồng đối với tổ chức.
- Vi phạm chở quá tải từ 50 – 100%: Đối với lái xe sẽ bị phạt từ 5 – 7 triệu đồng, từ 14 – 16 triệu đồng đối với cá nhân và với tổ chức là từ 28 – 32 triệu đồng.
- Vi phạm chở quá tải từ 100 – 150%: Phạt từ 7 – 8 triệu đồng đối với lái xe, từ 16 – 18 triệu đồng với cá nhân và phạt 32 – 36 triệu đồng đối với tổ chức.
- Vi phạm chở quá tải trên 150% : Đối với lái xe sẽ phạt từ 8 – 12 triệu đồng và phạt từ 36 – 40 triệu đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra với mỗi một mức độ vi phạm khác nhau lái xe có thể còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 5 tháng.
Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ vụ tại nạn thương tâm xảy ra đối với bé trai 9 tuổi không may va chạm với một chiếc xe chở tôn và bị tấm tô cứa sâu vào cổ đã tử vong gần đây tại Phường Tân Mai không? Điều này giấy lên một hồi chuông cảnh báo tới mọi người khi tham gia giao thông đặc biệt là hình ảnh hàng hóa được chở cồng kềnh của những chiếc xe ba gác, xe lam mà chúng ta thường đặt cho nó một biệt hiệu là những chiếc xe tử thần chạy trong nội đô. Theo quy định tại luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định người điều khiển xe thô sơ khi tham gia giao thông phải tuân thủ các điều sau:
- Phải cho xe đi hàng một, tại nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định, phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau khi di chuyển vào ban đêm.
- Hàng hóa xếp trên xe thô sơ không gây cản trở giao thông và không được che khuất tầm nhìn của người điều khiển và tuyệt đối đảm bảo an toàn.
- Không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe đồng thời không quá 1 mét và không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe (Thông tư 46/2015TT – BGTVT)
Liệu mức phạt trên đã phù hợp? Qua đây cũng đã phần nào cho ta thấy được phần nào ý thức tham gia giao thông của mọi người. Mong rằng sau sự cố lần này chúng ta sẽ rút ra cho mình được những bài học kinh nghiệm cũng như ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông của mỗi người.